Hiến pháp Minh Trị và bầu cử Chính_quyền_Minh_Trị

Khi cuối cùng được Thiên hoàng chấp nhận như là một dấu hiệu về việc chia sẻ quyền lực và trao quyền và sự tự do cho các thần dân của ông, Hiến pháp năm 1889 của Đế chế Nhật Bản (Hiến pháp Minh Trị) cho ra đời một Nghị viên Đế quốc (Teikoku Gikai), bao gồm một Chúng nghị viên bầu cử theo ý thích, với một giới hạn khắt khe cho nam công dân có thể trả ¥15 tiền thuế để đi bầu, khoảng 1% dân số; Quý tộc viện (Kizokuin), bao gồm quý tộc và những người do triều đình bổ nhiệm; và một Nội các chịu trách nhiệm trước Thiên hoàng và độc lập với cơ quan lập pháp. Nghị viện có thể chấp thuận các bộ luật do chính phủ khởi thảo, thay mặt cho chính quyền, và tập hợp các lời thỉnh nguyện lên Thiên hoàng. Tuy nhiên, bất chấp sự thay đổi thể chế, quyền lực tối cao vẫn nằm trong tay Thiên hoàng dựa vào nền tảng là nguồn gốc thần thánh của người. Hiến pháp mới định rõ một thể chế chính quyền vẫn có đặc điểm độc tài, với Thiên hoàng nắm quyền lực tuyệt đối và chỉ nhượng bộ tối thiểu cho dân quyền và cơ cấu nghị viện. Việc tập hợp các đảng phái được nhận ra là một phần của tiến trình chính trị. Hiến pháp Minh Trị sẽ vẫn là bộ luật cơ bản cho đến tận năm 1947.

Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên được tổ chức vào năm 1890, và 300 thành viên được bầu vào Hạ nghị viện. Hai đảng Jiyūtō và Kaishintō đã được tái lập để chuẩn bị cho cuộc tuyển cử và cùng nhau giành được hơn một nửa số ghế. Hạ nghị viện sớm trở thành vũ đài tranh cãi giữa các chính trị gia và chính phủ về rất nhiều vấn đề, ví dụ như ngân sách, sự tối nghĩa của hiến pháp về quyền lực của nghị viện, và mong muốn của Nghị viện muốn làm sáng tỏ "ý chí của Thiên hoàng" với vị trí của các đầu sỏ chính trị rằng nội các và chính phủ nên "vượt quá" các lực lượng chính trị xung đột. Đòn bẩy chính của Nghị viện là sự chấp thuận hay bác bỏ ngân sách, và nó đã nắm vững được quyền này từ đó về sau.

Trong những năm đầu của chính phủ lập hiến, điểm mạnh yếu của Hiến pháp Minh Trị đều được bộc lộ. Một nhóm nhỏ "elite" từ Satsuma và Choshu tiếp tục thống trị nước Nhật, được thể chế hóa bằng một thực thể vượt trên hiến của các genrō (nguyên lão). Các genro cùng nhau ra quyết định đã được dành trước cho Thiên hoàng, và các genro, chứ không phải Thiên hoàng, nắm nền chính trị của chính quyền. Tuy nhiên, trong suốt thời này, các vấn đề chính trị thường được giải quyết thông qua thương thảo, và các đảng chính trị dần gia tăng quyền lực của mình với chính phủ và kết quả là, họ giữ những vị trí ngày càng lớn hơn.